Người hạnh phúc luôn hoàn thành được nhiều việc với mức hiệu suất cao hơn. Để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, hiệu quả và đầy hứng khởi, những thứ bạn cần bổ sung chính là dopamine, serotonin, oxytocin và endorphins. Bộ tứ thần kỳ này có thể giải quyết được hầu hết các vấn đề cảm xúc ảnh hưởng đến công việc của bạn như căng thẳng, cô đơn, buồn bã, lo lắng,..., thế nhưng bạn đã biết cách điều khiển chúng hiệu quả chưa?
1. Dopamine
Dopamine thúc đẩy bạn hoạt động thực hiện mục tiêu, giúp nâng cao sự hứng khởi hoàn thành chúng. Những tật xấu như thích trì hoãn, tự nghi ngờ bản thân hay thiếu nhiệt tình đều là hệ quả của việc thiếu dopamine. Nồng độ dopamine trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến việc bạn luôn muốn chọn làm những việc dễ dàng và mang lại lợi ích thấp hơn để làm.
Tip ở đây là hãy chia nhỏ những mục tiêu lớn thành những hoạt động nhỏ dễ đạt được hơn để tránh cảm giác quá tải, mất động lực. Thay vì bắt não bộ của mình chỉ được “ăn mừng” sau một chiến thắng lớn thì hay chia nhỏ và “ăn mừng” những chiến thắng nho nhỏ để cơ thể thường xuyên tiết ra dopamine. Mỗi khi đạt được điều gì đó nho nhỏ, hãy tự thưởng mình bằng một chầu rượu nho nhỏ hay một bữa ăn ở nhà hàng yêu thích.
Hãy vạch sẵn các mục tiêu trước khi bắt đầu thực hiện chúng. Hãy đảm bảo trải nghiệm đồng nhất cho tất cả các trải nghiệm dopamine của mình. Đối với người làm lãnh đạo, hãy ghi nhận những thành quả của các nhân viên và khen thưởng khích lệ đúng lúc, đôi khi chỉ một email khen ngợi hay một khoản thưởng nho nhỏ cũng đủ để thúc đẩy mức dopamine của họ lên rất nhiều rồi.
2. Serotonin
Serotonin trong cơ thể thường tăng lên khi bạn cảm thấy mình quan trọng. Cảm giác cô đơn và “tự kỷ” -những hoạt động gần như là “tìm kiếm sự chú ý” - thường chỉ hiện hữu nhiều khi bạn thiếu serotonin. Một trong những biện pháp giúp giảm tình trạng này là giúp cơ thể sản sinh đủ lượng serotonin.
Nhìn nhận lại những thành quả từng đạt được trong quá khứ là một trong số những hoạt động hữu ích giúp tăng serotonin. Não của bạn thường gặp khó khăn trong việc phân biệt những gì diễn ra thật hay những gì bạn đang tưởng tượng ra, nên thường sẽ sản sinh serotonin trong cả hai trường hợp. Chính vì vậy mà nếu bạn cần thúc đẩy lượng serotonin giúp bản thân vượt qua cơn buồn chán, căng thẳng trong ngày thì hãy dành ít phút hồi tưởng lại những thành tựu, cột mốc đáng nhớ trong quá khứ.
Một cách khác là hãy ăn trưa hay uống cà phê ngoài trời, dưới ánh nắng khoảng 20 phút. Da bạn có thể sẽ hấp thu một chút tia cực tím, giúp thúc đẩy sản xuất serotonin và vitamin D. Mặc dù quá nhiều tia cực tím là không hề tốt cho da nhưng một chút tiếp với chúng cũng không gây tai hại mà mang lại khá nhiều ích lợi.
3. Oxytocin
Oxytocin giúp sản sinh thêm niềm tin và làm bền chắc các mối quan hệ, thường được sản sinh qua các đụng chạm thân mật giữa mọi người. Chính vì vậy mà oxytocin còn được gọi là hormone “âu yếm”.
Một cách đơn giản để giữ lượng oxytocin cao trong cơ thể là trao cho mọi người cái ôm thân mật, tất nhiên bạn cũng nên cân nhắc trong các tình huống chuyên nghiệp.
Tiến sỹ Paul Zak chỉ ra rằng những hành động đụng chạm thân mật không chỉ làm tăng oxytocin mà còn giúp giảm áp lực lên mạch máu và tăng cường hệ miễn dịch. Thay vì chỉ bắt tay nhau, hãy trao nhau cái ôm thân mật hơn.
Tặng quà cho người khác cũng là một cách tốt để tăng lượng oxytocin. Trong môi trường làm việc thì đôi khi tặng quà đúng dịp cũng sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.
4. Endorphins
Endophins thường được sinh ra để phản ứng lại cảm giác đau đớn hay căng thẳng. Nó cũng giúp bạn giảm bớt bồn chồn lo lắng. Tương tự như morphine, endorphines có tác dụng giúp làm dịu cơn đau.
Cùng các bài tập luyện thông thường, cười nhiều là cách tốt nhất giúp sản sinh ra nhiều endorphines. Ngay cả việc hình dung và mong đợi những tràng cười, chẳng hạn như việc xem một phim hài, cũng giúp bạn làm tăng lượng endorphines trong cơ thể. Hãy thể hiện khiếu hài hước tại chỗ làm để giải tỏa căng thẳng cho bạn cũng như cho chính các đồng nghiệp xung quanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét